Sau nhiều năm chính phủ cộng sản Việt
Cho đến thời điểm gần diễn ra hội nghị cấp cao APEC tại Hà Nội, các tín đồ người H’Mông mới thực sự không bị đàn áp, nhưng còn một số Hội thánh Tin lành tư gia tại Thanh Hoá vẫn gặp khó khăn và cản trở của chính quyền trong việc họ nhóm lại.
Hiện tại có khoảng hơn 4000 Hội thánh Tin lành tư gia thuộc hơn 50 hệ phái khác nhau, nhưng chính phủ cộng sản Việt Nam mới chỉ công nhận đăng ký chưa tới 10 Hội thánh. Và có trên 400 Hội thánh Tin lành của người H’Mông tham gia đăng ký, nhưng chính quyền mới công nhận được khoảng 30 Hội thánh.
Mặc dù chính phủ cộng sản Việt Nam đã có những tiến bộ khi giảm thiểu việc đàn áp, và sách nhiễu các giáo hội Tin lành tư gia, nhưng điều đó chưa đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của những người theo đạo. Sự tiến bộ đó không phải đến từ cái gọi là: “bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN” và thực tâm của chính phủ cộng sản Việt
Ngày 13-11-2006, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã rút tên Việt
Một câu hỏi lớn đặt ra là: “Sau khi cộng sản Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC, đạt được PNTR, trở thành thành viên chính của WTO, chính sách đối với tôn giáo nói chung và các giáo hội Tin lành nói riêng sẽ như thế nào?” trong khi mà đường lối chính sách tuyên truyền của cộng sản Việt Nam vẫn coi đạo Tin lành là của Mỹ, là đạo phản động, và việc phát triển đạo Tin lành nằm trong chiến lược được cộng sản gọi là: “Diễn biến hoà bình nhằm thay đổi chế độ cộng sản” do “các thế lực thù địch” đang thực hiện. Cộng sản Việt Nam mong muốn dựa vào Hoa Kỳ để làm ăn kinh tế, nhằm duy trì quyền lực lãnh đạo của mình, nhưng mặt khác cộng sản Việt Nam vẫn coi Hoa Kỳ là mối đe doạ trực tiếp cho quyền lực của họ khi mà chính phủ Hoa Kỳ luôn luôn có những đòi hỏi về dân chủ, nhân quyền với cộng sản Việt Nam. Cộng sản Việt Nam và chính phủ Hoa Kỳ vẫn còn nhiều vấn đề cần phải đàm phán và giải quyết về tự do tôn giáo nói riêng và dân chủ, nhân quyền nói chung. Nhưng điều mà tất cả mọi người mong muốn lại là việc cộng sản Việt Nam phải thực tâm nhìn nhận vấn đề tự do tôn giáo, dân chủ và nhân quyền là đòi hỏi thực sự của toàn thể nhân dân Việt Nam, mà họ phải tôn trọng và đáp ứng chứ không phải là việc họ đi đàm phán với Hoa Kỳ để mang tự do, dân chủ và nhân quyền về cho nhân dân Việt Nam.
Nguyễn Văn Đài, luật sư
Hà Nội, ngày 15 tháng 11 năm 2006.
No comments:
Post a Comment